15 điểm chung của người thành đạt trong kinh doanh

Thông qua các buổi phỏng vấn và nghiên cứu những người thành đạt từ doanh nhân, nhà khoa học, nghệ sĩ…chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những người này có những tính cách và đặc điểm rất giống nhau. Điều gì giúp cho họ thành công? Tại sao những doanh nhân này thành đạt trong kinh doanh, những nhà khoa học này lại thành công trong nghiên cứu…trong khi rất nhiều người thì không? Dưới đây là 15 điểm chung của người thành đạt trên thế giới

Xem thêm: Khám phá tính cách của 4 nhóm máu

15 điểm chung của người thành đạt trong kinh doanh
Nhũng người thành đạt thường có những điểm chung giống nhau

Ông Vikrom Kromadit là con trai trong một gia đình nông dân trồng mía ở Thái Lan. Mẹ ông làm nghề buôn bán ở chợ. Khi còn trẻ, ông đã luôn quyết tâm rằng một ngày nào đó, ông sẽ trở thành chủ của những cánh đồng rộng lớn, bạt ngàn với những người bạn tốt, hưởng thụ một cuộc sống yên bình với thiên nhiên.

Sau khi tốt nghiệp THPT, ông tiếp tục học ngành cơ khí tại Đại học Quốc gia Đài Loan, ông chọn kỹ thuật chứ không phải kinh tế, vì “kinh tế thì dễ, học kỹ thuật xong thì vẫn học kinh tế được nhưng ít ai có thể học kinh tế xong mà vẫn học nổi kỹ thuật”. Thời ĐH, ông tích cực đi làm thêm để cọ xát. Cứ có tiền từ làm thêm là ông đi Nhật Bản và Mỹ để xem người giàu ở đây làm ăn như thế nào.

Tốt nghiệp, ông quay lại Thái Lan và bắt đầu kinh doanh xuất khẩu nông sản và mở các khu công nghiệp ở các địa phương xa xôi, rồi khăn gói đi tiếp thị ở các nước mời họ về đặt nhà máy. Ông muốn “Thái Lan thật nhiều nhà máy như Mỹ, như Nhật, như Đài”.

Từ “Amata” trong tiếng Thái nghĩa là “Vĩnh cửu”. Đó cũng chính là quan niệm của ông về phát triển bền vững, theo đó bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên của Vikrom trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, nơi các nhà máy được dồn lại 1 khu và xử lý chất thải thay vì để rải rác trong các khu dân cư, không tốt cho con người.

Ông đã hiến toàn bộ tài sản của mình cho quỹ Amata, một tổ chức giúp ông thực hiện được công tác bảo vệ môi trường, thúc đẩy các dự án liên quan tới văn hóa.

Sau đây là bài nói chuyện của ông trong 1 lần giao lưu ở ĐH cũ (ĐH Quốc Gia Đài Loan)

Thông thường, để tạo nên sự nghiệp lớn, chúng ta thường nghĩ rằng sẽ cần rất nhiều tiền. Nhưng trên thực tế, điều này không đúng. Đại đa số con cái người giàu có ở các nước châu Á, sau khi cha mẹ chết thì cũng nghèo lại ngay, dù được cho ăn học với môi trường rất tốt và có bệ phóng là tiền bạc có sẵn. Muốn làm có sự nghiệp, tiền bạc không quan trọng bằng một tâm trí sẵn sàng chiến đấu.

GIỎI + DÁM = “GIÀU”. Giàu có theo nghĩa rộng chứ không phải chỉ nói về tiền. Đầu tiên bạn phải GIỎI đã, tức trời phú có tư chất, tức phải có chút thông minh đã. Rồi phải HỌC. Học để nghe là hiểu, đọc là hiểu, thấy là hiểu. Và sau đó là DÁM, tức triển khai cái hiểu đó. Điểm chung của người thành đạt CÓ những cái mà nhiều người dù RẤT MUỐN NHƯNG KHÔNG CÓ ĐƯỢC như sau:

15 điểm chung của người thành đạt trong kinh doanh

  1. Vui vẻ nhận nhiệm vụ, thử thách mọi vị trí, mọi cơ hội được người ta trao.
  2. Con đường đi đến thành công bao giờ cũng chứa vô vàn những khó khăn, chông gai và thử thách. Thành công không bao giờ xuất hiện đầu tiên, nó sẽ ở cuối con đường bạn đi.
  3. Muốn biết hương vị ngọt của trái cây ra sao, đừng bao giờ hỏi người khác. Chính bạn phải là người nếm thử thì mới biết.
  4. Nếu bạn tìm lý do để chần chừ, trì hoãn việc triển khai ý tưởng thì thành công cũng chần chừ khi đến với bạn.
  5. Đừng chỉ vì những từ “nếu như, giá mà” làm ảnh hưởng đến những quyết định. Cuộc sống này đưa ra được một quyết định dù là sai còn hơn cả đời không tự quyết định. Bạn còn sống thì chắc chắn vẫn còn cơ hội. Cơ hội chỉ mất đi khi con người chết. Nếu quyết định không đúng, CHẤP NHẬN MẤT một cái gì đó. Chịu không?
  6. Giác quan thứ 6 trong phán đoán là do sự tích lũy kinh nghiệm lâu dài chứ không phải sinh ra đã có. Những kinh nghiệm mà người khác không có được sẽ tạo nên cho bạn một tương lai khác.
  7. Kẻ sống sót cuối cùng không phải là kẻ mạnh nhất mà là kẻ thích có khả năng thích nghi giỏi nhất. Người ta sống được thì mình sống được. Người ta ăn được thì mình ăn được. Người ta chơi được thì mình chơi được. Người ta làm được thì mình cũng làm được.
  8. Mọi người đều không dám làm chính là lúc bạn nên làm.
  9. Không bao giờ để ý đến sự phản đối của người khác khi làm việc mà mình cho là đúng. Đó là sự tự tin. Nghĩ khác người khác, làm khác người khác, không quan tâm sự chê cười. Miễn không hại người, đúng pháp luật thì mình tự do làm thôi.
  10. Phải nghĩ cách làm thế nào để sử dụng trí tuệ của người khác. Trả công xứng đáng cho họ.
  11. Tránh tiếp xúc với tiểu nhân và người đầu óc nhỏ, người thích sự dễ dàng, người an nhàn. Hãy giao thiệp nhiều hơn với người có thành tựu.
  12. Làm quản lý, hãy tập tin người. Sau vài chục lần bội phản, bạn sẽ nhìn đúng người.
  13. Bạn có thể sợ nhưng đừng để nổi sợ hãi đó thể hiện trên khuôn mặt bạn, dáng đi, lời nói, cử chỉ, hành động. Nó sẽ làm cho người khác nhận biết được bạn đang sợ hãi.
  14. Luôn có một đối thủ mạnh ganh đua với bạn thì đó là một may mắn chứ đừng nghĩ đó là xui xẻo.
  15. Mọi ông tướng đều bắt đầu từ người lính. Một người lính nếu không có ước mơ được trở thành nguyên soái thì cuộc đời họ mãi chỉ là một con tốt (chốt) trên bàn cờ.

GIỎI + DÁM = “GIÀU” (nghĩa rộng, giàu tiền bạc, giàu tri thức, giàu trải nghiệm, giàu tình thương, giàu lòng nhân ái,… (bài giảng của tỷ phú Vikrom Kromadit, Chủ tịch Tập đoàn Amata).

(Neu / Tony Buổi Sáng)

Viết một bình luận

Designed by sosanhnhat.com DMCA.com Protection Status