Câu Bị Động (Passive Voice) trong tiếng Anh

Có câu chủ động rồi vậy có câu bị động hay không? Cách dùng của nó như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, trong bài viết hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức hay nhất về câu bị động trong Tiếng Anh. Hãy theo dõi để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị bên dưới nhé!

CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE VOICE)

Câu bị động (Passive Voice) là dạng câu dùng để nhấn mạnh vật bị/ chịu tác động bởi hành động của người nào đó thay vì nói dạng chủ động là người nào đó tác động cái gì lên vật.

CÔNG THỨC CHUNG CỦA CÂU BỊ ĐỘNG

Active:                                   S + V + O…

Passive:                 S(O) + Tobe + Ved/PII… + (by O(s))

Ex: This cap     was put        on       (by me).

S(O)       be + Ved/PII                              by O(S)

  (Cái mũ đã được tôi đội lên)

CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG

Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động, đặt tân ngữ đó lên đầu câu bị động.

Bước 2: Đưa động từ Tobe sau chủ ngữ mới của câu bị động. Tuy nhiên, phải xác định thì của câu bị động để chuyển thì sang câu bị động cho đúng.

Bước 3: Đạt động từ chính của câu chủ động sau động từ Tobe, động từ này ở dạng quá khứ phân từ Ved/PII.

Bước 4: Cuối cùng, đặt ‘by + chủ ngữ của câu chủ động thành tân ngữ’. Đối với những chủ ngữ không xác định có thể bỏ qua như by me, by him, by her, by them,…

Ex: Jim will finish this project tomorrow.

( Jim sẽ kết thúc dự án này vào ngày mai)

➔ This project will be finished by Jim tomorrow.

  (Dự án này sẽ được kết thúc bởi Jim vào ngày mai)

*Notes:

-Các nội động từ không được dùng ở bị động như smile (cười), cry (khóc), … câu không có dạng bị động.

-Khi câu chủ động có hai tân ngữ ta có thể chuyển thành 2 câu bị động hoặc chọn một trong hai tân ngữ làm chủ ngữ nhưng ưu tiên tân ngữ chỉ người.

– Thứ tự trong câu bị động:

+ Với câu chủ động có trạng ngữ chỉ nơi chốn (Advnơi chốn) thì đặt trạng ngữ chỉ nơi chốn trước ‘by O’.

+ Với câu chủ động có trạng ngữ chỉ thời gian (Advthời gian) thì đặt trạng ngữ chỉ thời gian sau ‘by O’.

+ Với câu chủ động có cả trạng ngữ chỉ nơi chốn và trạng ngữ chỉ thời gian (Advnơi chốn + Advthời gian) thì chuyển sang câu bị động vị trí sắp xếp các trạng ngữ phải tuân theo thứ tự sau:

S  + Tobe  + Ved/PII  + địa điểm + by O  +  thời gian

Ex: My mother prepared this lunch in the kitchen yesterday.

      (Mẹ tôi đã chuẩn bị bữa trưa này trong bếp ngày hôm qua)

➔  This lunch was prepared in the kitchen by my mother yesterday.

(Bữa trưa này đã được chuẩn bị trong bếp bởi mẹ tôi ngày hôm qua)

câu bị động

CÁC DẠNG KHÁC

  1. Câu bị động với động từ có 2 tân ngữ

Các động từ theo sau nó bởi hai tân ngữ gồm: give (đưa), lend (cho mượn), send (gửi),  buy (mua), make (làm), get (cho), ask (hỏi), teach (dạy)… khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động có 2 cách:

Cách 1: Dùng tân ngữ ngay sau động từ chính làm chủ ngữ của câu bị động

S + V + O1 + O2

Ex: Their teacher gave them an hour to finish their test.

(Cô giáo của họ đã cho họ 1 giờ để hoàn thành bài kiểm tra)

➔   They were given an hour to finish their test by their teacher.

(Họ được giao cho 1 giờ để hoàn thành bài kiểm tra bởi giáo viên của họ)

Cách 2: Dùng tân ngữ thứ 2 làm chủ ngữ trong câu bị động

S + V + O1 + O2

Ex: Their teacher gave them an hour to finish their test.

(Cô giáo của họ đã cho họ 1 giờ để hoàn thành bài kiểm tra)

➔  An hour was given to them to finish their test by their teacher.

(Một giờ dành cho họ để hoàn thành bài kiểm tra bởi giáo viên)

  1. Danh động từ 

S + Be_ing + Ved/PII

Ex: Khanh hates people keeping her waiting.

(Khánh ghét mọi người bắt cô ấy phải đợi)

➔  Khanh hates being kept waiting.

(Khánh ghét chờ đợi người khác)

  1. Cấu trúc nhờ vả

S + Have/Get + somebody + V/to Vinf + something

S + Have/Get + something + Ved/PII +…+ by somebody

Ex: Van had her boyfriend repair the TV.

(Vân đã nhờ bạn trai cô ấy sửa ti-vi)

➔  Van had the TV repaired by her boyfriend.

(Vân đã nhờ bạn trai cô ấy sửa ti-vi)

  1. Câu bị động với động từ tường thuật

 Các động từ tường thuật gồm: believe (tin tưởng), consider (khuyên bảo), expect (đồng ý, chấp thuận), feel (cảm thấy), find (tìm), say (nói), … thường có 2 trường hợp chuyển sang câu bị động:

Trường hợp 1:

Active:                       S1 + V1 + that + S2 + V2 + …

Passive:                     It + be + Ved/PII + that + S2 + V2

Ex: People say that he got married.

(Người ta nói rằng anh ấy đã cưới)

➔ It was said that he got married.

(Điều đó được nói rằng anh ấy đã cưới)

Trường hợp 2:

Active:                       S1 + V1 + that + S2 + V2 + …

Passive:                     S1 + Tobe + Ved/PII + to V2… (V1 cùng thì V2)

                                    S1 + Tobe + Ved/PII + to have Ved/PII… (V1 khác thì V2)

Ex: People say that he got married.

(Người ta nói rằng anh ấy đã cưới)

➔  He is said that to have got married.

(Anh ấy được nói rằng đã cưới)

  1. Dạng bị động của câu mệnh lệnh

Active:                         S + V + O + …

Passive:                        Let + O + be + Ved/PII

Ex: Turn your radio on.

(Hãy bật đài lên)

➔  Let your radio be turned on.

(Chiếc đài được bật lên)

Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến câu bị động. Chúng tôi hy vọng bài viết này thực sự hữu ích dành cho bạn để áp dụng vào các bài tập thực hành. Chúc bạn học thật tốt!

Viết một bình luận

Powered by luatnhanqua.com DMCA.com Protection Status