Bấy lâu nay có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ này, dường như sự xuất hiện của cụm từ này khá phủ sóng, nhưng để sử dụng đúng phù hợp với hoàn cảnh cần hiểu và nhận biết được mức độ diễn đạt tránh gây những hiểu lầm và tổn thương cho người khác.
Sân si là gì?
Như đã nói, cụm từ này xuất hiện khá phổ biến bởi vì nó xuất phát từ người Phật và đa số người dân Việt Nam theo tôn giáo này.
Sân si là tính từ dùng để nói những người tính tình nóng nảy, hay ganh tị, phê phán, cảm thấy khó chịu, tệ hơn là hận thù với thành công của người khác.
Giải nghĩa một cách cụ thể hơn, sân si là một điều nhà Phật dạy con người cần phải tránh đó là tam độc Tham- Sân- Si.
“Sân” (嗔) trong sân si, xuất phát của âm Hán Việt với nét nghĩa đầu tiên là danh từ chỉ người hay sự giận hờn, tiếp đến mang nghĩa là động từ đi kèm theo những hành động như giận, cáu, quở trách, hờn, cáu gắt.
“Si” (癡)trong từ sân si, xuất phát từ âm Hán Việt với ba nét nghĩa, đầu tiên đó tính từ chỉ sự ngu đần, ngớ ngẫn ví dụ như là ngu si, si tưởng. Tiếp đến “si” là tính từ chỉ sự mê mẫn, say đắm như si tình, si tâm. Cuối cùng chỉ là danh từ chỉ những người say mê, say đắm một cái gì đó như tình si hay thư si.
Người có lòng sân si thường hay dễ nổi nóng, cáu giận, nóng nảy, thường sẽ bộ lộ những cảm xúc tiêu cực khi người khác có khả năng vượt trội hơn mình, đạt được những thành công hoặc đơn giản chỉ vì không làm theo những ý định của mình. Từ đó, muốn mê muội dẫn đến việc ngập chìm trong những cảm xúc tiêu cực mình đặt ra và có những hành động, lời nói dễ gây hiềm khích, hiểu lầm và tổn thương đến người khác. Lâu dần trở nên thói quen dẫn đến nhiều đau khổ, bi kịch trong cuộc sống.
Sân si dường như đang trở thành phổ biến đặc biệt ở giới trẻ.
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta rất dễ nhìn nhận ra những con người sân si qua rất nhiều tình huống và những sự việc xảy ra chung quanh chúng ta. Những sự tranh cãi hiểu nhầm chia rẽ, không mang tính chất xây dựng. Những sự ẩu đả chỉ vì lòng ganh ghét hận thù vì người ta làm tốt hơn mình, thành công, giàu có hơn mình … Hay ngay cả chuyện lời nhỏ tiếng to, nói xấu về nhau, bia đặt, thêm thắt câu chuyện đó cũng là một trong những điều thể hiện sự sân si.
Đặc biệt bộ phận giới trẻ hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ, bên cạnh những mặt tốt đẹp, dường như thế giới đang dần trở “ảo” như đúng nghĩa của các trang mạng xã hội ngày nay. Sân si trở thành một công cụ chuyên dụng phục vụ cho việc soi mói, theo dõi cuộc sống đời tư của người khác. Những “anh hùng bàn phím”, những con chữ sắc xảo thâm thúy dùng để trêu đùa, phê phán, đàm tiếu chuyện riêng của người khác dù chưa chắc bản thân đã hiểu hết chuyện, nói theo cách dân gian là những kẻ “ngồi lê đôi mách” thích “chỏ mõ” vào chuyện người khác, chưa bao giờ chính xã hội lại cảm thấy ớn ngáy và sởn cả gai óc khi nghe đến cụm từ “cộng đồng mạng” bởi chính một phần trong cái cộng đồng ấy thật sự chỉ là những con người sân si, ăn theo.
Làm cách nào để tập bớt sân si để cuộc sống thêm tốt đẹp?
Luôn nhớ rằng “Sân si” là một đức tính xấu, có thể ví nó nhưng một con virus đang ăn mòn tinh thần của chúng ta. Sân si là cho con người chúng ta luôn trong trạng thái phải gồng mình để đối chất, luôn căng thẳng dẫn đến các vấn đề về tâm lí, khiến chúng ta giậm chân tại chỗ thậm chí là thụt lùi lại … Một xã hội có quá nhiều con người sân si có lẽ rằng một môi trường sống tốt đẹp, những truyền thống tốt đẹp bao đời cũng bị tàn phá đi. Vậy làm thế nào để để đào thải đi con “virus sân si” ra khỏi cơ thể chúng ta?
- Hiểu những tác hại tiêu cực của thói sân si, hãy nhớ rằng sân si mãi là một đức tính không tốt cần được bài trừ khỏi bản thân, tổ chức, cộng đồng của xã hội.
- Xã hội luôn tồn tại những điều tốt đẹp và chẳng có một chuẩn mực nào định nghĩa cho sự thành công, mỗi người có sự thành công riêng, đừng cố gắng áp sự thành công của người khác lên chính mình từ đó trở thành áp lực khiến mình chùn bước và ganh tị …
- Mỗi người là một sự khác biệt, không ai giống ai, vì vậy đừng quan tâm quá nhiều về người khác, soi mói, bắt ép họ phải theo quy chuẩn của mình đặt ra. Dừng ngay việc so sánh chính bản thân mình với những người khác. Hãy học cách chấp nhận sự khác biệt và đón nhận, hòa mình cùng cộng đồng để từ chính những sự khác biết làm nên những điều kì diệu, đặc biệt.
- Hãy tập cách nhìn cuộc sống, nhìn mọi vấn đề với nhiều góc nhìn khác nhau, đặt mình vào vị trí để có thể hiểu một phần nào đó những tâm tư của họ, luôn suy nghĩ vấn đề một cách tích cực. Học cách làm chủ và điều chỉnh cảm xúc của mình, nâng cao trình độ bản thân bằng cách biết lắng nghe có chọn lọc, biết cầu tiến, biết cố gắng khắc phụ những nhược điểm và cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày.
- Đến với mọi người bằng trái tim yêu thương và rộng lượng. Ý thức rằng cho đi sẽ được nhận lại, hãy cho đi những yêu thương bằng chính sự tận tâm của bản thân, bằng chính mong muốn được đóng góp giúp người khác tốt hơn. Hãy quên đi những chuyện nhỏ nhặt, những điều người khác đã làm mình buồn để cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.
- Quan trọng nhất hãy yêu thương chính bản thân của mình, đừng nghĩ bản thân mình thấp kém, hãy ghi nhận những cố gắng của bạn thân, lắng nghe chính mình con tim mách bảo, đặt ra cho mình những mục tiêu và luôn cố gắng nổ lực hết mình để hoàn thành và cuối cùng hãy để cho mình được nghỉ ngơi sau những bộn bề, lo âu, căng thẳng, đôi lúc cũng tự thưởng cho mình những chuyến du lịch hay thời gian đọc một cuốn sách nhâm nhi một tách cà phê … để cảm thấy cuộc đời này vẫn thật sự đáng yêu đến chừng nào.
Cuộc đời rất ngắn ngủi, hãy sống trọn vẹn từng phút giây. Tình yêu khan hiếm, hãy biết nắm lấy. Giận dữ là không tốt, hãy loại bỏ nó. Những kỉ niệm luôn ngọt ngào, hãy trân trọng chúng . -Khuyết danh-
Xem thêm: [99] STT Bình Yên, Cap Về Cuộc Sống An Yên Vui Vẻ Với Đời