Động từ là chủ điểm ngữ pháp chiếm phần lớn trọng tâm kiến thức tiếng Anh. Bên cạnh các động từ tobe và các động từ chỉ hành động thì động từ khuyết thiếu cũng được sử dụng rất phổ biến. Trong bài viết này, chúng tôi đem đến cho bạn những kiến thức quan trọng nhất về động từ khuyết thiếu cũng như các lưu ý quan trọng khi sử dụng loại động từ này.
Động từ khuyết thiếu là gì?
Động từ khuyết thiếu (Model Verbs) là sự kết hợp giữa trợ động từ (Axiliary verb) và động từ nguyên mẫu (base-form) để tạo thành cụm động từ.
Ex: I can do it.
(Tôi có thể làm nó)
➔ Ở đây ‘can’ là trợ động từ kết hợp với động từ nguyên mẫu ‘do’.
Đặc điểm của động từ khuyết thiếu
Bên cạnh những đặc điểm như trợ động từ, động từ khuyết thiếu còn có thêm một số đặc tính riêng như sau:
- Không có TO ở nguyên mẫu và không có TO khi có động từ theo sau.
Ex: We can speak English fluently.
(Chúng tôi có thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy)
2. Không có S ở ngôi thứ ba số ít thì Hiện tại.
Ex: She can’t use my phone.
(Cô ấy không thể sử dụng điện thoại của tôi)
3. Chỉ tồn tại ở 2 thì: Thì Hiện tại và thì Quá khứ đơn.
Ex: My sister can play the piano.
(Em gái tôi có thể chơi pi-a-no)
My sister could play the piano when she was 4.
(Em gái tôi có thể chơi pi-a-no khi cô ấy 4 tuổi)
Các loại động từ khuyết thiếu phổ biến và cách dùng
1. Can
Can: có thể
Cách dùng:
- Can dùng để diễn tả khả năng về vật chất hoặc tinh thần ở hiện tại hoặc tương lai.
Ex: I can run faster than him.
(Tôi có thể chạy nhanh hơn anh ấy)
- Can nói về khả năng có thể xảy ra.
Ex: We can meet together next week.
(Chúng tôi có thể gặp nhau vào tuần tới)
- Chỉ sự cho phép
Ex: You can borrow some money.
(Bạn có thể mượn tôi một ít tiền)
- Chỉ yêu cầu, lời thỉnh cầu
Ex: Can you feed the dog now?
(Bạn có thể cho con chó ăn bây giờ được không?)
- Chỉ sự hoang mang hoặc không tin tưởng điều gì
Ex: Can he be serious?
(Nó có nghiêm trọng đến vậy không?)
2. Could
Could là dạng quá khứ của Can.
Cách dùng:
- Diễn tả khả năng về vật chất hoặc tinh thần trong quá khứ.
Ex: Marry could play the guitar when she was young.
(Marry có thể chơi đàn ghi – ta khi cô ấy còn trẻ)
- Nói về khả năng với ý điều kiện
Ex: If I were rich, I could buy this house.
(Nếu tôi giàu, tôi có thể mua ngôi nhà này)
- Lời yêu cầu, đề nghị mang tính lịch sự
Ex: Could I borrow your phone?
(Tôi có thể mượn điện thoại của bạn được không)
3. Will/Would: sẽ
– Will thường dùng trong thì hiện tại hoặc tương lai. Còn Would là dạng quá khứ của Will.
– Cách dùng:
Will | Would |
– Chỉ ý định trong tương lai Ex: I will have dinner with my friends tonight. (Tôi sẽ ăn tối với bạn bè tôi tối nay) – Diễn tả thái độ sẵn lòng làm gì ở hiện tại hoặc tương lai Ex: You stay there! I will open the door. (Bạn ở đây nhé! Tôi sẽ mở cửa) – Diễn tả ý khăng khăng nhất định điều gì đó sẽ xảy ra Ex: I will be there at 7 p.m tonight surely. (Tôi chắc chắn sẽ ở đây lúc 7 giờ tối nay) – Diễn tả một thói quen hay hành động nào đó thường xảy ra ở hiện tại Ex: My sister will sing songs after songs. (Em gái tôi cứ hát hết bài này đến bài khác) – Mệnh lệnh chính thức Ex: All people will sleep before 10 p.m. (Tất cả mọi người phải ngủ trước 10 giờ) | – Diễn tả tương lai trong hình thức tường thuật Ex: He told me that he would visit my parents the next week. (Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy sẽ tới gặp bố mẹ tôi vào tuần tới) – Diễn tả thói quen trong quá khứ Ex: We would phone together when we felt bored. (Chúng tôi thường gọi điện cho nhau khi cảm thấy buồn) – Xuất hiện trong câu điều kiện không có thật ở hiện tại Ex: If I were president, I would cut the cost of education. (Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ cắt giảm chi phí giáo dục) – Ý muốn nhấn mạnh Ex: It’s doubtful whether my brother would know the answer. (Không biết là anh trai tôi có biết câu trả lời hay không) |
4. Shall: sẽ
Cách dùng:
– Shall dùng để nói về sự gợi ý hay lời đề nghị
Ex: Shall I wait for you?
(Tôi sẽ đợi bạn nhé?)
– Mệnh lệnh hay cấm đoán, nhất là trong những văn bản pháp luật
Ex: No player shall knowingly pick up or move the ball of another player.
(Không cầu thủ nào được phép tranh bóng hay di chuyển bóng của cầu thủ khác)
– Nhấn mạnh khi chắc chắn điều gì đó sẽ xảy ra
Ex: They shall come.
(Chúng tôi nhất định sẽ đến)
5. Should: nên
Cách dùng:
– Dùng để nói về bổn phận, nghĩa vụ bắt buộc ở hiện tại hoặc tương lai
Ex: The equipment should be inspected regularly.
(Các thiết bị nên được kiểm tra thường xuyên)
– Thể hiện ước muốn
Ex: By now, my parents should already be in Paris.
(Đến bây giờ, chắc bố mẹ tôi đang ở Paris)
– Đưa ra lời khuyên hay gợi ý
Ex: You should stop smoking.
(Bạn nên dừng hút thuốc)
6. Must: phải, cấm
MUST là một động từ khuyết thiếu và chỉ có hình thức hiện tại.
– Diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.
Ex: I must get up early everyday.
(Tôi phải dậy sớm mỗi ngày)
– Bao hàm một kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất hợp lý theo ý nghĩ của người nói.
Ex: Jim has worked hard all day; she must be tired.
(Jim làm việc suốt một ngày, cô ấy chắc chắn mệt mỏi)
– MUST NOT (MUSTN’T) diễn tả một lệnh cấm.
Ex: You mustn’t walk on the grass.
(Bạn cấm được đi trên cỏ)
Một số động từ khuyết thiếu khác
Động từ khuyết thiếu | Cách dùng |
May | – polite request – formal permission – less than 50% certainty |
Might | – less than 50% certainty – polite request (rare) |
Ought to | – advisability – 90% certainty |
Had better | advisability with threat of bad result |
Be supposed to | expectation |
Be to | strong expectation |
Have to | – necessity – lack of necessity (negative) |
Be going to | – 100% certainty – definite plan |
Be able to | ability |
Used to | repeated action in the past |
Trên đây là những kiến thức đầy đủ và chi tiết nhất về động từ khuyết thiếu. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về động từ khuyết thiếu.
Chúc bạn học tốt và đạt kết quả cao!
XEM THÊM: