Một số bạn hay hỏi mình câu hỏi đuôi trường hợp đặc biệt như câu hỏi đuôi với may, must, ought to, have to, there thì phải làm như thế nào? Có lẽ các bạn đều nhớ kiến thức cơ bản về câu hỏi đuôi rồi phải không, chỉ là không nhớ một số dạng đặc biệt của nó. Hôm nay mình sẽ nhắc lại cho các bạn trong chuyên mục Học tiếng Anh
Mình là sinh viên từng thi tiếng đại học với 9.5 điểm môn tiếng Anh. Dù mình hiện tại không theo học chuyên ngành liên quan đến Anh ngữ nhưng mình vẫn có niềm đam mê rất lớn với ngoại ngữ này. Mình thấy rất vui khi chia sẻ với các bạn những kiến thức cũng như những kinh nghiệm trong quá trình học môn học thú vị này.
Thấy nhiều bạn hay hỏi mình là Phần tag question hay chúng ta thường gọi là câu hỏi đuôi có hay thi không và cần lưu ý gì khi học về câu hỏi đuôi.
Theo mình thấy, hầu hết các đề thi hiện nay, bên cạnh các câu hỏi quen thuộc grammar về các thì trong tiếng Anh, câu điều kiện, câu ước muốn… thì câu hỏi đuôi là phần rất hay thi trong tất cả các đề thi.
So với các kiến thức khác, grammar về câu hỏi đuôi rất dễ, chỉ cần nhớ một số lưu ý là bạn có thể làm tốt phần này rồi. Mình sẽ chia sẻ với các bạn một số lưu ý khi học câu hỏi đuôi nhé, đảm bảo các bạn học xong auto lấy điểm câu này nhé!
1. Câu hỏi đuôi là gì?
Câu hỏi đuôi có cấu trúc gồm 2 phần: phần statement (phần câu nói) và phần tag (phần đuôi)
Ví dụ:
She played football yesterday, didn’t she?
(Cô ấy chơi bóng đá vào chiều qua có phải không?)
Thì phần state là “She played football yesterday”
Còn phần đuôi là “didn’t she?”
Giữa hai phần này phân cách nhau bằng dấu phẩy.
Các bạn lưu ý dấu phẩy này là bắt buộc nhé. Nên nếu là bài tập viết lại câu thì các bạn nhớ thêm dấu phẩy vào, không lại mất điểm oan uổng đấy. Bài học xương máu của mình đấy các bạn ak
Để làm được câu hỏi đuôi thì bạn chỉ cần nhớ 2 điều là quy tắc chung và trường hợp đặc biệt
2. Quy tắc chung
Một là, phần câu hỏi và phần đuôi luôn ở dạng đối nhau
Phần câu nói ở dạng khẳng định thì phần đuôi ở dạng phủ định
Ví dụ:
She is a teacher, isn’t she?
Phần câu nói ở dạng phủ định thì phần đuôi ở dạng khẳng định
Ví dụ:
you can’t swim, can you?
Hai là, chủ từ của phần câu nói là đại từ (she, he, it, we, you, they) thì phần câu hỏi đuôi là đại từ tương ứng
Ví dụ:
They are shopping in the city, aren’t they?
Ba là, chủ từ là danh từ, ta dùng đại từ tương ứng thay thế
Ví dụ:
People are coming here, aren’t they
Bốn là: Chủ ngữ là đại từ bất định như everything, nothing thì phần đuôi được thay là it
Ví dụ:
Everything is good, isn’t it?
– Năm là, Các đại từ no one, someone, nobody, somebody, everybody, everyone, anyone, anybody thì phần đuôi được thay bằng they
Ví dụ:
Someone called me yesterday, didn’t they?
– Sáu là, Đại từ this, that được thay bằng it;
Đại từ these, those được thay bằng they
There trong cấu trúc “there + be” thì phần đuôi giữ nguyên là there
Ví dụ: That is his bag, isn’t it?
These are your new pens, aren’t they?
There aren’t any wokers in the company, are there?
Một lưu ý cũng hết sức quan trọng và thường gặp trong bài thi trắc nghiệm đó là động từ trong phần đuôi ở dạng phủ định thì phải viết ở dạng rút gọn và động từ ở phần câu nói ở thì nào thì trợ động từ ở phần đuôi phải ở dạng đó.
Ví dụ:
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: She played game PUPG last night, ………….?
A. Doesn’t she | B. Did not she | C. Don’t she | D. Didn’t she |
Như ở trường hợp này, chúng ta thấy động từ của phần câu nói ở thì quá khứ, nên trợ động từ ở phần đuôi cũng ở thì quá khứ, qua đó ta loại được đáp án A và C. Mặt khác, câu nói ở thể khẳng định nên câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định và phải viết tắt nên đáp án đúng là D.
2. Một số trường hợp đặc biệt
Đây là phần hay thi và các bạn cũng hay quên phải không nào
Một là, Phần đuôi của I am là aren’t I
Ví dụ:
I am writting a note, Aren’t I?
Hai là, Phần đuôi của Let’s là Shall we
Ví dụ:
Let’s go for a walk, shall we?
Ba là, – Câu mệnh lệnh khẳng định:
+ nếu dùng phần đuôi để diễn tả lời mời thì là won’t you
Ví dụ:
Have a breakfast, won’t you?
+ nếu dùng phần đuôi để diễn tả lời yêu cầu lịch sự thì là will, would, can, cann’t you
Ví dụ:
Close the door, will you?
– Bốn là, Câu mệnh lệnh phủ định: dùng phần đuôi will you để diễn tả lời yêu cầu lịch sự
Ví dụ: Please don’t smoke her, will you?
– Năm là , Với động từ khiếm khuyết: câu hỏi đuôi với may, might, should, can, could, … thì câu hỏi đuôi ta dùng động từ khiếm khuyết + đuôi not + object
Ví dụ: She mightn’t come, might she?
– Sáu là, câu hỏi đuôi với ought to là shouldn’t
Ví dụ: She ought to do exercise every morning, shouldn’t she?
Như vậy, bài viết này mình đã chia sẻ đến các bạn những kiến thức grammar về câu hỏi đuôi. Hi vọng với những kinh nghiệm của mình sẽ giúp các bạn có thể nhanh chóng nắm vững kiến thức này và hoàn thành tốt các bài thi.