Dàn bài ý bài văn nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là dạng văn bản về các vấn đề đời sống, các hiện tượng xã hội, các tư tưởng đạo lí, … Một thao tác quan trọng khi viết các bài văn nghị luận xã hội, đó chính là việc lập dàn ý. Thao tác lập dàn ý giúp người viết chọn lọc, sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai trong bài viết. Ngoài ra còn giúp người viết bao quát các luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận… nhờ đó tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lạc ý, bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng.

Dàn bài ý bài văn nghị luận xã hội

Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp.

1.      Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.

  • Nghị luận xã về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống, văn hóa … của con người
  • Các dạng đề thường gặp như lòng yêu nước, lòng dũng cảm, lòng khoan dung, … hoặc trích dẫn từ những câu nói câu danh ngôn nổi tiếng.

2.      Nghị luận xã hội về hiện tượng xã hội, đời sống.

  • Nghị luận xã hội về hiện tượng xã hội, đời sống về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội.
  • Các dạng đề thường mang tính thời sự như các vấn đề trong công tác phòng chống dịch Covid, vấn đề về môi trường, vấn đề quay xoay câu chuyện từ thiện, tiêu cực trong thi cử, bạo lực gia đình, …
Dàn bài ý bài văn nghị luận xã hội 2

Dàn ý chung cho bài văn nghị luận xã hội.

Mở bài.

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (dẫn vào vấn đề, nêu vấn đề, trích dẫn đề).

Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về lòng biết ơn”.

“Uống nước nhớ nguồn”, “Con ơi ghi nhớ lời này – Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên” …. khi nghe đến những câu tục ngữ trên mỗi người chúng ta đều cảm thấy tự hào đối thế hệ đi trước, niềm tự hào thể hiện qua lòng biết ơn. Có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lòng biết ơn thể hiện giá trị cơ bản nhất của con người. Vậy lòng biết ơn là gì?

Thân bài

  • Luận điểm 1: Giải thích vấn đề.

–         Tìm và giải thích các từ khóa liên quan đến vấn đề được đặt ra bằng cách đặt trên cơ sở các nghĩa của từ và câu (nghĩa đen và nghĩa bóng), giải thích ý nghĩa liên quan đến vấn đề được đặt ra ở đề bài.

Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về hiện tượng sống ảo hiện nay” thì từ ngữ chúng ta phân tích là từ “sống ảo”. “Sống ảo” theo cách hiểu thông thường là sống không thực tế, lối sống khác thường con người trên mạng xã hội.

  • Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề.

–         Đặt vấn đề nghị luận soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau (từ lịch sử, từ xã hội, thực trạng ngày nay, … ) để có góc nhìn vấn đề trên nhiều phương diện.

–         Sử dụng những luận cứ để phân tích và làm rõ thêm các vấn đề.

Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về sức mạnh ý chí của con người”. Về vấn đề này có thể soi chiếu vào góc độ lịch sử và hiện thực ngày này. Về góc độ lịch sử, từ xa xưa bằng ý chí kiên cường ông cha ta đã bảo vệ đất nước trước bao sự xâm lược của thế lực thù địch … Về góc độ thực trạng hiện nay, ý chí kiên cường sức mạnh luôn cố gắng vươn lên mỗi ngày trở thành người có ích cho xã hội như tấm gương của Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, Helen Keller…

  • Luận điểm 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề.

–         Bình luận, đánh giá về vấn đề (khẳng định câu nói này đúng hay là sai, hay vừa đúng vừa sai). Lưu ý lấy thêm dẫn chứng để thuyết phục.

–         Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

–         Đề xuất giải pháp, hướng khắc phục hoặc hướng bản thân em sẽ áp dụng nó như thế nào.

Ví dụ: Đề bài “Sự cần thiết của gia đình trong đời sống con người”

+ Gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi con người. Gia đình giúp hình thành nhân cách và phát triển nhân cách của con người, là gốc của con người. Mặt khác, chúng ta có thể thấy có những trường hợp trẻ mồ côi vẫn được lớn lên, được giáo dục tốt dù không xuất phát từ gia đình, vẫn trở thành người thành đạt và thành công, hữu ích cho xã hội.

+ Mở rộng vấn đề: Gia đình là nơi con người được sống là chính mình. Mỗi thành viên cần ra sức xây dựng và có trách nhiệm với gia đình của chính mình, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, bài trừ những hành vi gây mất hạnh phúc trong gia đình như thói ngoại tình, gia trưởng, con cái hỗn láo với cha mẹ, …

Dàn bài ý bài văn nghị luận xã hội 3

Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận, gửi thông điệp đến mọi người.

Ví dụ: Đề bài “Nghị luận về vấn đề môi trường hiện nay”

Vấn đề môi trường hiên nay thực sự là vấn đề cấp thiết đáng báo động. Chung tay bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta. Bạn và tôi cùng ra sức bảo vệ mội trường từ những việc nhỏ nhất để làm môi trường luôn được xanh-sạch –đẹp.

Xem thêm: Dàn ý bài văn thuyết minh

Hy vọng bài viết sẽ giúp đỡ bạn trong quá trình lập dài ý để bài văn nghị luận xã hội đạt được kết quả tốt nhất.

2 bình luận về “Dàn bài ý bài văn nghị luận xã hội”

Viết một bình luận

DMCA.com Protection Status