Dàn ý bài văn thuyết minh

Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích … Để làm tốt một bài văn thuyết minh, người viết cần tập trung xây dựng triển khai ý tưởng, đặc biệt là thao tác lập dàn ý để tránh những sai sót như thiếu ý, lạc đề, cấu trúc không cân xứng, …

Các dạng đề văn thuyết minh thường gặp

  • Thuyết minh về một đồ dùng.
  • Thuyết minh về một loài vật.
  • Thuyết minh về một thể loại văn học hoặc một tác giả văn học.
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
  • Thuyết minh về một danh nhân văn hóa
  • Thuyết minh về một phương pháp (như thuyết minh về cách làm món ăn, dụng cụ…)
  • Thuyết minh về một đặc sản, phong tục, lễ hội dân gian…

Dàn ý chung bài văn thuyết minh

Xác định đề tài

  • Cần xác định rõ sẽ thuyết minh về đối tượng nào? (con vật, đồ vật, danh lanh thắng cảnh, … )
  • Chú ý: Những vấn đề liên quan đến đối tượng cần phải nắm bắt rõ ràng, chính xác và đầy đủ.

Lập dàn ý

Mở bài

  • Nêu vấn đề thuyết minh.
  • Dẫn dắt, tạo sự dẫn dắt cho vấn đề thuyết minh.

Thân bài

  • Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu như cung cấp thông tin, tri thức gì…
  • Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh.

Kết bài

  • Khái quát lại nội dung thuyết minh.
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Một số dàn ý mẫu cho các bài văn thuyết minh.

Dạng đề thuyết minh về một đồ vật

Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi

Mở bài:

  • Giới thiệu tổng quan về cây bút bi, vai trò của cây bút bi đối với học tập, công việc của học sinh.

Thân bài

  • Nguồn gốc, xuất xứ của cây bút bi.
  • Cấu tạo của cây bút bi thông thường (vỏ bút, ruột bút và các bộ phận khác, …. )
  • Giới thiệu một số bút bi có trên thị trường, phân loại về màu sắc, giá cả, kiểu dáng, …
  • Nguyên lí hoạt động của cây bút bi
  • Ưu khuyết điểm khi sử dụng cây bút bi
  • Vai trò, công dụng của cây bút bi.

Kết bài

  • Suy nghĩ, nhận định cá nhân về đối tượng thuyết minh- cây bút chì (hữu ích, quan trọng, cần thiết,…).

Dạng đề thuyết minh về loài vật (cây cối, con vật)

Đề bài: Thuyết minh về loài cây em yêu (cây lúa)

Mở bài:

  • Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về loài cây em yêu thích (cây lúa).

Thân bài

  • Nguồn gốc, xuất xứ của cây lúa, sự tích tương truyền về cây lúa.
  • Hình dáng và các bộ phận của cây lúa (rễ lúa, lá lúa, thân lúa, hoa và hạt, …)
  • Phân loại cây lúa (Đa dạng về giống, lúa nếp, lúa tẻ, …)
  • Giá trị của cây lúa (trong đời sống con người, con vật, hình ảnh của cây lúa biểu tượng điều gì?
  • Khẳng định Cây lúa có giá trị vật chất lẫn tinh thần.
  • Cách trồng và chăm sóc lúa. (vụ mùa, cày cấy, .. )

Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây lúa cũng như về giá trị của loại cây này.

Thuyết minh về một thể loại văn học hoặc một tác giả văn học.

Đề bài: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
  • Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Thân bài

1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du:

  • Vài nét về cuộc đời tác giả (tên hiệu, quê hương, xuất thân, gia đình, cuộc đời công danh sự nghiệp, )
  • Giới thiệu về sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại của Nguyễn Du (các tác phẩm nổi tiếng, cá thể loài văn học, … )
  • Giới thiệu về một số nội dung, tư tưởng và nghệ thuật thường gặp trong các tác phẩm của ông.
  • Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

2. Giới thiệu về “Truyện Kiều”

  • Vài nét cơ bản của Truyền Kiều (xuất xứ, tên gọi, dung lượng, thể loại, … )
  • Tóm tắt các nội dung chính trong tác phẩm (Giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật)

+ Giá trị tư tưởng (khát vọng tình yêu, tiếng kêu đau thương, phê phán xã hội, …)

+ Giá trị nghệ thuật (Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự mới mẻ, thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu … )

Kết bài

  • Khẳng định tấm lòng tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của “Truyện Kiều”

Thuyết minh về một địa điẻm, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

Đề bài: Thuyết minh về thành phố Hội An

Mở bài

  • Giới thiệu về thành phố Hội An – một điểm đến thu hút khách du lịch.

Thân bài

  • Nguồn gốc lịch sử về Hội An (lịch sử hình thành phát triển của Hội An, các quyết định công nhận về cảnh đẹp của Thành phố Hội An, địa điểm tọa lạc của Thành phố Hội An, … )
  • Các làng nghề truyền thống (Làng mộc Kim Bồng, Làng gốm Thanh Hà, Làng rau Trà Quế, Làng đúc đồng Phước Kiều, …)
  • Các địa điểm tham quan di tích lịch sử (Bảo tàng lịch sử văn hóa, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, Phố cổ Hội An, … )
  • Ẩm thực của Hội An (Cao Lầu, Mỳ quảng, bánh xèo chiên giòn, bánh tráng, …)

 Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ về danh lam thắng cảnh

Xem thêm: Dàn bài ý bài văn nghị luận xã hội

Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn chinh phục việc lập dàn ý bài văn thuyết minh để đạt được một kết quả tốt nhất khi làm văn.

Viết một bình luận

Powered by taichinhplus.net DMCA.com Protection Status